0948 68 2349

Tư vấn thành lập công ty mua bán nợ xấu

Tư vấn thành lập công ty mua bán nợ xấu

Tư vấn thành lập công ty mua bán nợ

Tư vấn thành lập công ty mua bán, xử lý nợ xấu

Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động từ đầu năm 2004, đây là một lĩnh vực rất mới tại Việt Nam hiện nay, vậy thì mục đích thành lập Công ty này là như thế nào?

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 109/2003/QĐ-TT ngày 5/6/2003 về việc thành lập Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp nhằm 4 mục đích:

Một là, Hỗ trợ các doanh nghiệp nói chung mà Doanh nghiệp nhà nước nói riêng lành mạnh hoá tình hình tài chính trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các hoạt động mua bán, xử lý nợ và các tài sản tồn đọng của doanh nghiệp;

Hai là, Góp phần giải quyết những tồn tại về tài chính nhằm thúc đẩy quá trình sắp xếp, cổ phần hoá, giao, bán, khoán và cho thuê doanh nghiệp thông qua việc xử lý triệt để các tài sản và các khoản công nợ “tồn đọng” trước khi thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp; thay mặt Nhà nước xử lý dứt điểm các khoản nợ và tài sản được loại trừ khỏi giá trị doanh nghiệp khi xác định giá trị doanh nghiệp;

Ba là, Thúc đẩy tiến trình hình thành, phát triển và tạo thêm nguồn hàng hoá cho thị trường tài sản và thị trường vốn. Qua đó, thúc đẩy sự phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường trong nền kinh tế quốc dân đi đôi với việc tạo lập khung pháp luật đảm bảo sự quản lý và giám sát của Nhà nước;

Bốn là, Xây dựng mô hình mẫu và định hướng cho việc hình thành và phát triển của một số định chế tài chính trung gian như các Công ty Mua bán nợ, dịch vụ đòi nợ thuộc các thành phần kinh tế khác

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về việc thành lập Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2003;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 30 tháng 4 năm 1995;
Căn cứ Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính tại Tờ trình số 67/TTR-BTC ngày 29 tháng 11 năm 2002 về đề án thành lập Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Thành lập Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (gọi tắt là Công ty mua, bán nợ) để xử lý các khoản nợ tồn đọng và tài sản không cần dùng,chờ thanh lý, vật tư ứ đọng kém, mất phẩm chất (dưới đây gọi tắt là nợ và tài sản tồn đọng) góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình sắp xếp và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.

Điều 2. Công ty mua, bán nợ là doanh nghiệp nhà nước, hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng Thương mại theo quy định của pháp luật.
Công ty mua, bán nợ có trụ sở chính tại Hà Nội và các chi nhánh, văn phòng đại diện tại một số tỉnh, thành phố.

Điều 3. Vốn hoạt động của Công ty mua, bán nợ bao gồm:
1.Vốn điều lệ của Công ty là: 2.000 (hai nghìn) tỷ đồng. Trong đó:
a)Ngân sách nhà nước cấp từ nguồn kinh phí cải cách doanh nghiệp nhà nước và các Ngân hàng Thương mại giai đoạn 2001 – 2003 là: 500 (năm trăm) tỷ đồng.
b)Số còn lại được ngân sách nhà nước bổ sung dần đến năm 2005.
2.Các nguồn vốn tự huy động khác gồm: vốn bổ sung từ lợi nhuận, vay tín dụng,phát hành trái phiếu, huy động từ các nguồn hợp pháp khác theo nhu cầu của hoạt động kinh doanh.

Điều 4. Đối tượng và phạm vi kinh doanh của Công ty mua, bán nợ là các khoản nợ và tài sản tồn đọng của các doanh nghiệp và các hoạt động khác quy định tại Điều 5 Quyết định này.

Điều 5. Các hoạt động kinh doanh của Công ty mua, bán nợ bao gồm:
1.Mua các khoản nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (bao gồm cả tài sản và quyền sử dụng đất được sử dụng để bảo đảm cho các khoản nợ) bằng các hình thức:thỏa thuận trực tiếp, đấu thầu, đấu giá hoặc theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp nhận để xử lý các khoản nợ và tài sản đã loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước.
2.Xử lý các khoản nợ và tài sản đã mua, tiếp nhận:
a)Tổ chức đòi nợ;
b)Bán các khoản nợ và tài sản bằng các hình thức: thỏa thuận trực tiếp, đấu thầu,đấu giá;
c)Sử dụng các khoản nợ, tài sản để đầu tư dưới các hình thức: góp vốn cổ phần,góp vốn liên doanh, hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật;
d)Bảo quản, sửa chữa, nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, đầu tư, tổ chức sản xuất kinh doanh, liên doanh khai thác tài sản.
3.Huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu mua nợ để mua một khoản nợ nhất định có giá trị lớn, có tài sản bảo đảm.
4.Tư vấn, môi giới xử lý nợ và tài sản tồn đọng.
5.Kinh doanh những ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.

Điểu 6.Quyền và nghĩa vụ của Công ty mua, bán nợ:
1.Công ty có các quyền:
a)Được thực hiện các quyền của doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước;
b)Được khai thác các thông tin, dữ liệu có liên quan để phục vụ cho hoạt động mua, bán, tiếp nhận các khoản nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp tại các cơ quan quản lý chuyên ngành như: Cơ quan thuế, cơ quan tài chính doanh nghiệp,Ngân hàng Thương mại, cơ quan đăng ký kinh doanh, Trung tâm giao dịch chứng khoán… nhằm bảo đảm cho hoạt động mua, bán nợ và tài sản có hiệu quả;
c)Được xác lập quyền sở hữu, quyền quản lý theo quy định của pháp luật đối với tài sản đã mua và tiếp nhận;
d)Tham gia với các doanh nghiệp con nợ liên quan trong việc xây dựng và thực hiện phương án cơ cấu lại các khoản nợ, phương án tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm khôi phục, phát triển các doanh nghiệp này để có nguồn trả nợ;
đ)Được yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước đã sắp xếp, chuyển đổi sở hữu chuyển giao nợ và tài sản tồn đọng đã loại trừ khi xác định giá trị doanh nghiệp chuyển đổi sở hữu kèm theo các tài liệu liên quan.
2.Công ty có các nghĩa vụ:
a)Thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước;
b)Cung cấp đầy đủ thông tin và tạo điều kiện cho khách hàng tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến hoạt động mua, bán các khoản nợ và tài sản tồn đọng do Công ty thực hiện;
c)Thực hiện nhiệm vụ xử lý nợ và tài sản tồn đọng theo chỉ định của Thủ tướng Chỉnh phủ hoặc được giao theo quy định hiện hành.

Điều 7. Những nội dung chủ yếu về cơ chế tài chính của Công ty mua, bán nợ.
1.Kinh doanh mua, bán nợ và tài sản tồn đọng theo giá thỏa thuận, bảo đảm kinh doanh có hiệu quả bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Trường hợp Công ty thực hiện nhiệm vụ xử lý nợ và tài sản tồn đọng tại doanh nghiệp nhà nước theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ thì được ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí.
2.Doanh thu, chi phí kinh doanh và lợi nhuận của Công ty mua, bán nợ:
a)Doanh thu của Công ty bao gồm:
Số tiền thực tế thu được do đòi nợ, do bán lại các khoản nợ;
Tiền thu từ bán tài sản;
Tiền thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh;
Các khoản thu từ góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần, hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật;
Phí và hoa hồng được hưởng từ các hoạt động tư vấn, môi giới xử lý nợ và tài sản tồn đọng;
Giá trị thu hồi từ hoạt động bán cổ phần hoặc chuyển nhượng vốn góp;
Tiền thu từ các hoạt động cho thuê, liên doanh khai thác tài sản;
Tiền thu khác.
b) Chi phí kinh doanh của Công ty bao gồm:
Chi phí mua nợ, tài sản;
Chi phí đòi nợ;
Chi phí tư vấn, môi giới xử lý nợ và tài sản tồn đọng;
Chi phí cho hoạt động bán nợ, bán cổ phần và chuyển nhượng vốn góp;
Chi phí bảo quản, đầu tư sửa chữa, nấng cấp tài sản;
Chi phí khác có liên quan đến mua, bán, tiếp nhận xử lý nợ và tài sản tồn đọng;
Chi phí quản lý Công ty.
c) Lợi nhuận và cơ chế phân phối lợi nhuận của Công ty thực hiện theo quy định đối với doanh nghiệp nhà nước.
3.Tiền lương, tiền thưởng của người lao động trong Công ty được xác định theo quy định đối với doanh nghiệp nhà nước.

Điều 8. Giao Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định:
1.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành của Công ty.
2.Bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên trong Ban lãnh đạo của Công ty.
3.Cơ chế tài chính, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty.
4.Thí điểm thực hiện xử lý nợ và tài sản tồn đọng tại 20 doanh nghiệp nhà nước nằm trong chương trình cải cách có nợ và tài sản tồn đọng từ 5 tỷ đồng trở lên để rút kinh nghiệm và hoàn thiện cơ chế hoạt động của Công ty mua, bán nợ.

Điều 9.Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc các Tổng công ty nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Tư vấn thành lập công ty mua bán, xử lý nợ xấu, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm chi tiết.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!

CÔNG TY QUỐC LUẬT

Giấy phép hoạt động: 0312513670

Nơi cấp: Sở Kế hoạch Đầu tư TPHCM

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 85 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Q.1, TPHCM

Tổng đài tư vấn miễn phí: (028) 38 20 29 29 (20 line)

Hotline 1: 0948 68 2349 : Gặp Mr.Luân

Hotline 2: 0911 53 2929 : Gặp Mrs.Tâm

Email: vanphonghcm@quocluat.vn

Website: www.quocluat.com

Chuyên viên tư vấn

 

Trần Hoàng Luân

Lawyer Manager - Advisory

0948682349


Đặng T. Hồng Tâm

DN - Thuế - Kế Toán

0911532929


 

Dịu My

Tư vấn doanh nghiệp

0911553434


Hoàng Kiệt

Tư vấn doanh nghiệp

0911680238


Ái Nhân

Tư vấn doanh nghiệp

(028) 38 20 29 29


Ngọc Bích

Tư vấn Thuế - Kế toán

(028) 38 20 29 29


Văn Tri

Tư vấn Thuế - Kế toán

(028) 38 20 29 29


Lê Thị Xuân

Tư vấn Thuế - Kế toán

028) 38 20 29 29


Minh Hà

Lao động & BHXH

028) 38 20 29 29


Thế Kỷ

Tư vấn doanh nghiệp

028) 38 20 29 29


Thị Châu

Tư vấn Thuế - Kế toán

028) 38 20 29 29


Diễm Cúc

Tư vấn Thuế - Kế toán

028) 38 20 29 29


Nguyễn Thị Sương

Tư vấn Thuế - Kế toán

028) 38 20 29 29


Thu Hà

Tư vấn doanh nghiệp

028) 38 20 29 29


Ngọc Uyên

Tư vấn doanh nghiệp

028) 38 20 29 29


Mỹ Diệu

Tư vấn Thuế - Kế toán

028) 38 20 29 29


Bình An

Tư vấn doanh nghiệp

028) 38 20 29 29